Báo chí Trung Quốc ngày 9/7 đưa tin, trong một tòa chung cư ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), nam sinh Tiểu Khải, 18 tuổi, ngồi co ro nơi hành lang giữa đêm khuya, bụng đói cồn cào. Đây là ngày thứ 3 cậu bị cha mẹ không cho vào nhà.
Thức ăn duy nhất của cậu là chiếc bánh bao mua từ cửa hàng tiện lợi ở tầng trệt. Nhưng điều khiến người ta sốc hơn là điểm thi Cao khảo (đại học) của cậu đạt 575/750 điểm, vượt chuẩn đầu vào đại học loại 1 tại tỉnh Hồ Nam (vốn chỉ cần 481 điểm).

Phóng viên tìm đến nhà, gõ cửa không ai trả lời, gọi điện thì cha cậu lập tức dập máy, còn người mẹ cũng lấy lý do “đang công tác ở Quảng Đông, điện thoại sắp hết pin”. Trước sự thúc ép của phóng viên, người mẹ mới lạnh lùng đáp: “Đi học thì không lo học, giờ tốt nghiệp rồi lại không chịu đi làm. Chúng tôi còn quản nổi gì nữa?”.
Thế nhưng, đằng sau hình ảnh cậu thiếu niên ngồi bệt nơi hành lang, lặng lẽ gặm chiếc bánh bao nguội lạnh là bi kịch của kỳ vọng quá lớn, áp lực đè nén và những rạn vỡ trong mái ấm gia đình.
Từ học sinh top đầu đến kẻ sa sút vì điện thoại
Tiểu Khải từng là niềm tự hào của cả gia đình. Thi đỗ vào một trong “tứ đại danh trường” cấp 3 của thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), cậu luôn nằm trong top 100 toàn khối toàn tỉnh những năm đầu trung học.
Cha mẹ vì con mà thuê nhà gần trường, chia nhau lên thành phố chăm sóc, thuê gia sư với kỳ vọng con trai sẽ vào được đại học trọng điểm hàng đầu Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi vừa vào lớp 10, Tiểu Khải năn nỉ cha mẹ mua điện thoại với lý do “phục vụ học tập”. Dù ban đầu phản đối nhưng cuối cùng cha mẹ vẫn nhượng bộ, tin rằng con trai mình đủ tự giác.
Nhưng chiếc điện thoại đã khiến Tiểu Khải bắt đầu thức khuya chơi game, đến lớp bỏ bê học hành khiến kết quả học tập từ top 100 rơi xuống ngoài top 600.
Gia đình cắt mạng, thu điện thoại nhưng càng ép, Tiểu Khải càng phản kháng. Cậu từng đập phá đồ đạc, cắt dây điện và thậm chí viết thư tuyệt mệnh, dọa tự sát khi bị ép học.
Dù học lực tụt dốc nhưng trong kỳ thi Cao khảo vừa qua, Tiểu Khải vẫn đạt 575 điểm, đỗ vào đại học tại tỉnh nhà. Đây là kết quả “có thể chấp nhận”, thậm chí còn cao hơn nhiều bạn bè khác. Nhưng với cha mẹ em, đây là “giọt nước tràn ly”. Họ tin rằng nếu không sa vào điện thoại, Tiểu Khải có thể đạt trên 600 điểm, thậm chí vào thẳng trường top đầu. Đối với họ, con trai đã tự tay “chặt đứt đôi cánh” mà gia đình dày công gây dựng.

Sau khi biết kết quả, bố mẹ Tiểu Khải đã cho cậu 2 lựa chọn: Nếu muốn tiếp tục ở lại nhà thì phải giao nộp lại điện thoại, không được chơi game nữa; nếu vẫn muốn giữ điện thoại và tiếp tục dùng theo ý mình thì phải rời khỏi nhà và đi làm để tự nuôi sống bản thân.
Tiểu Khải từ chối cả hai. Kết quả là cha mẹ cắt tiền trợ cấp, đổi mật khẩu cửa nhà, để mặc con trai ngồi ngủ hành lang, ăn một bữa mỗi ngày từ số tiền lẻ còn lại.
“Con nhà người ta” và khoảng cách thế hệ
Theo Baidu, câu chuyện của Tiểu Khải lập tức được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội quốc gia tỷ dân. Dư luận ban đầu nghiêng về phía cậu bé: “575 điểm rồi mà còn bị đuổi ư?”, “Phải chăng cha mẹ Tiểu Khải quá lạnh lùng? Phải chăng kỳ vọng đã biến thành sự khắt khe đến vô lý?”.
Nhưng sau khi biết rõ sự tình thì phần đông đổi giọng: “Nuông chiều quá mức là hại con”, “Cha mẹ bỏ công sức, tiền bạc như vậy, còn con thì yêu điện thoại hơn cả bố mẹ”.
Thực tế, trong 3 năm con học cấp 3, gia đình Tiểu Khải đã bỏ ra hàng chục ngàn tệ mỗi năm để thuê nhà, mời gia sư và hỗ trợ hết mực. Nhưng đổi lại là một đứa con phá kỷ luật, từ chối giao tiếp, sống trong thế giới ảo, dùng điện thoại làm vũ khí phản kháng. Cha mẹ cậu không chỉ buồn vì điểm số mà đau lòng vì thấy con trai mất dần khả năng tự lập và ý chí vươn lên.
Tiểu Khải vẫn sống ngoài hành lang, thỉnh thoảng có hàng xóm thương tình mang cho đồ ăn. Cậu vẫn ôm điện thoại và nói sẽ “đợi cha mẹ mềm lòng”. Trước khi phóng viên rời đi, Tiểu Khải thốt lên: “Thật ra em cũng hối hận, chỉ là không muốn hạ mình xin lỗi”. Câu nói vừa dứt, âm thanh tin nhắn từ game lại vang lên.
Theo thông tin mới nhất, Tiểu Khải bắt đầu hạ giọng, tìm gặp mẹ để xin cơ hội học lại 1 năm với lời hứa sẽ nỗ lực thi vào nhóm trường trọng điểm.
Trước lời “hòa giải” của Tiểu Khải, thái độ của mẹ cậu vẫn rất kiên quyết: “Không! Học lại chẳng có ích gì!”. “Hồi còn đi học, con không làm tròn bổn phận, thích chơi bời lung tung. Sao giờ lại muốn học lại? Sao bố mẹ phải gánh chịu hậu quả cho những lỗi lầm con gây ra?”.

“Cuộc đời có nhiều hướng đi, quan trọng là mình sống tốt và tử tế với năng lực thực sự của bản thân”, một người bạn tôi đã khuyên con anh ấy như thế khi cháu trượt tất cả các nguyện vọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

Ông không chỉ là nhà thơ lớn mà còn có hành trình khoa cử đầy gian nan, từng thi trượt tới 7 lần trước khi đỗ đạt.