Dưới đây là những cách bóc vỏ tôm chín nhanh, sạch, lại được khen là khéo léo.
Bóc vỏ tôm luộc khi đi ăn cỗ, dự tiệc bằng muỗng (thìa) và nĩa
Đi ăn tiệc thì không thể bóc bằng tay, hãy dùng nĩa và thìa để bóc, vừa được ăn tôm, vừa được khen là khéo léo, duyên dáng, lịch sự. Cách bóc tôm bằng muỗng và nĩa tiện dụng, không bẩn tay và không lo bị nước tôm bắn vào quần áo khi tham gia các buổi tiệc lớn, sang trọng.
Trước tiên đặt nĩa và thìa vào phần giao giữa đầu và thân tôm. Cắm nĩa để cố định con tôm.
Dùng muỗng tách bỏ đầu tôm ra.
Tiếp tục đặt muỗng dưới phần bụng tôm, nạy vỏ lật ngược lên phía trên để tách vỏ. Khi tách đến đốt vỏ cuối cùng (phần khớp đuôi) thì dùng muỗng giữ chặt đuôi tôm. Còn nĩa xiên vào thịt tôm kéo mạnh ra – là bóc xong con tôm.
Hoặc tách đầu và thân tôm xong thì đếm ngược từ đuôi tôm lên 3 nấc, đặt nĩa ở vị trí đó để cố định thân tôm, rồi dùng thìa lách vào giữa vỏ và chân tôm để lật bóc ngược phần vỏ tôm ra.
Bóc vỏ tôm xiên bằng đũa
Với các món xiên nướng thì dùng đũa để bóc vỏ tôm.
– Hãy cầm chặt xiên tôm, tay kia cầm đôi đũa kẹp chặt vào đuôi tôm và kéo nhẹ về phía sau vài lần để tách rời đuôi tôm ra.
Giờ thì cầm xiên nhưng kẹp đôi đũa giữa thân tôm, khéo kéo đũa mạnh về phía trước vài lần để vỏ và đầu tôm rời khỏi thân tôm.
Bóc vỏ tôm chiên bằng muỗng và đũa
Bóc vỏ tôm nếu không có nĩa thì có thể dùng đôi đũa.
Đầu tiên gắp con tôm vào bát, dùng đôi đũa cố định con tôm. Lách muỗng dưới phần vỏ bụng tôm nạy ngược lên để vỏ tôm tách ra.
Rồi đổi lại dùng muỗng cố định đuôi tôm, dùng đũa gắp và kéo thịt tôm ra để ăn món tôm.
Bóc vỏ tôm luộc bằng dụng cụ lột vỏ chuyên dụng
Nhà nào hay ăn tôm thì nên sắm dụng cụ bóc vỏ tôm bạn mua ở các cửa hàng bán dụng cụ làm bếp, siêu thị, trang thương mại điện tử uy tín. Dụng cụ này rất tiện lợi, giúp bóc được vỏ cả tôm sống và tôm chín.
Sau khi loại bỏ đầu tôm thì lách phần đầu mũi nhọn của dụng cụ xuyên dọc từ lưng xuống tới đuôi tôm. Bóp nhẹ tay cầm là phần vỏ bung ra khỏi thịt tôm.
Bóc tôm khi ở nhà
Ở nhà, ở nơi không có người để ý thì có thể dùng tay bóc tôm như sau để nhanh và đỡ mất thời gian.
Bẻ rời đầu tôm khỏi thân tôm, đếm ngược từ đuôi tôm lên 3 nấc vỏ rồi tách vỏ phần đuôi ngay nấc thứ 3. Vì phần đuôi tôm đã bóc, nên việc bóc đầu tôm ra dễ dàng hơn, bạn bóc nốt phần đầu tôm là được.
Bóc tôm không khó, nhưng cần tập ở nhà thì mới sử dụng thìa, nĩa thành thạo. Cách bóc tôm bằng dĩa và thìa này các bạn – nhất là phụ nữ nên bỏ túi vì sẽ giúp ích rất nhiều khi đi ăn tiệc có món tôm, giúp bạn ăn tôm thoải mái, không sợ bẩn tay.
Đi ăn cỗ, ăn tiệc những người sau vẫn phải tránh món tôm: Tôm rất bổ dưỡng, giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein, carbohydrate, canxi, phốt pho, kali… Lượng chất béo trong tôm rất thấp so với các hải sản khác, nên những người muốn bồi bổ không sợ bị béo. Nhưng tôm không phù hợp với tất cả mọi người, và những người sau cần hạn chế hoặc không ăn món tôm khi sức khỏe không bình thường. – Người bị đau mắt đỏ, cường giáp ăn tôm sẽ trầm trọng hơn. – Người có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch, có triệu chứng viêm thì không nên ăn nhiều tôm vì có thể làm chứng viêm nặng thêm. – Người bị dị ứng hải sản không nên ăn tôm vì rất có thể sẽ dị ứng. – Người yếu bụng (dễ bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản) thì nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị đau bụng, tiêu chảy. – Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máum viêm khớp không nên ăn nhiều tôm vì dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến tồi tệ hơn. – Trẻ nhỏ ăn tôm cần bóc sạch vỏ để không bị mắc lại thành cổ họng gây ngứa và ho. – Người đang bị ho, hen suyễn cần tránh ăn tôm cả vỏ. |
Theo Gia đình & Xã hội
Mướp tuyệt đối không cho vào tủ lạnh, làm 3 bước này để ngoài 10 ngày vẫn tươi
Mướp cho ngăn mát tủ lạnh sẽ bị nhũn mà để ngoài lại sợ bị khô, héo, chị em thử bảo quản mướp tươi lâu cách này, để mướp ở ngoài 10 ngày vẫn tươi ngon.