Nữ tiktoker nêu quan điểm: Đến nhà bạn trai nhất định không rửa bát, mình là khách, không phải rửa, người yêu phải lo cho mình những cái đó.
Trong video cô cho rằng bạn nữ khi sang nhà bạn trai không phải rửa bát vì bạn nữ “là khách đến nhà”, hơn nữa còn là người yêu của bạn trai nên không có nghĩa vụ rửa bát.
“Câu chuyện rửa bát” lại một lần nữa “dậy sóng” mạng xã hội bắt nguồn từ quan điểm của một nữ TikToker. |
Quan điểm của A.M vấp phải khá nhiều lời bình luận chỉ trích, cộng đồng mạng cho rằng đến nhà người yêu hay đến chơi nhà bất kỳ ai, người ta mời cơm thì mình vui vẻ hỗ trợ gia chủ dọn dẹp, rửa bát, đó là phép lịch sự, chứ không phải chuyện ai ép buộc ai cả, càng không phải chuyện để các cô gái thời nay với nhận thức chưa đến đầu đến đũa mang ra bàn chuyện nữ quyền nửa mùa. Cư dân mạng cũng không đồng ý với lập luận của A.M rằng: “Quan điểm của M thôi, là không, tại vì mình đang là khách đến nhà”.
Những ý kiến phản đối A.M cho rằng, giúp mẹ bạn trai rửa bát, ngoài việc tạo thiện cảm ra thì cũng là cách bạn thể hiện sự tử tế với người vừa đãi bạn một bữa cơm. Đó là phép lịch sự tối thiểu.
“Không hiểu logic bình đẳng giới của mấy bạn TikToker này kiểu gì, đòi người yêu cung phụng, lấy chồng mẹ chồng tâm lí mà cái ứng nhân xử thế tối thiểu thì không có. Hãy thể hiện sự tử tế với người vừa đãi bạn một bữa cơm. Dù bạn là khách nhưng người ta nấu cơm cho bạn ăn mà”,
“Tôi là con trai đến nhà bạn bình thường ăn xong còn chủ động xin rửa chén. Đó là phép lịch sự thôi chứ chủ nhà cũng không để cho khách phải động tay vào đâu. Đừng có đem cái sự lười của mình ra rồi gắn mác nữ quyền vào làm gì, nửa mùa thật đấy”… Nhiều kiến phản đối gay gắt của cư dân mạng trước quan điểm đến ra mắt nhà bạn trai “nhất định không rửa bát, vì mình là khách”.
Cư dân mạng cũng cho rằng những ý kiến, quan điểm này không nên được đưa ra để làm ý kiến đại diện cho tất cả chị em, vì không phải chị em nào cũng suy nghĩ như vậy. Đó chỉ là lập luận của các cô gái lười biếng, ngộ nhận về nữ quyền trong khi nguyên tắc xã giao lịch sự tối thiểu còn không biết.
Một số ý kiến bênh vực nhỏ nhẹ thì cho rằng, thấy các bạn gái đến nhà bạn trai là phải lăn vào bếp nấu cơm phụ giúp hết việc này đến việc kia, trong khi bạn trai đến nhà gái thì ngồi uống nước, cũng cảm thấy có sự bất công cho con gái.
“Cũng là rửa bát nhưng mình tự giác nó khác, người ta bắt nó khác mà. Tự dưng về ra mắt mà bắt làm cái này cái kia như con hầu thì ai mà muốn”, “Mình thấy rửa mấy cái bát không quan trọng nhưng không phải là đến ăn rồi một mình đi rửa bát là được”, Chị ấy đã nói rồi mà! Không rửa chỉ phụ giúp thôi. Chứ không phải là bắt người ta rửa một mình. Vì mình là khách cho nên mình chỉ phụ giúp người yêu hoặc mẹ người yêu thôi”… phe này nêu quan điểm.
Cách đây ít lâu, một nữ Tiktoker cũng vấp phải nhiều chỉ trích của cộng đồng mạng khi đưa ra quan điểm phản đối các bà, các mẹ dì dạy con gái trong nhà ăn cơm xong phải mang bát đi rửa để phục vụ cánh đàn ông ngồi chơi xơi nước, với câu nói “tạo sóng”: “Họ có tay có chân mà?”. Dù cũng tạo ra nhiều luồng tranh cãi trái chiều quanh chuyện ai là người nên rửa bát, nhưng về cơ bản, cô bạn này được nhiều người đồng tình với quan điểm phụ nữ không phải sinh ra để cung phụng đàn ông.
Chuyện bạn gái ra mắt nhà bạn trai xưa giờ bị nhà trai “thử thách” và “kiểm tra” khả năng làm việc nhà bằng chuyện “nhờ” đi chợ, nấu cơm, rửa bát không hiếm, được “dân gian” nhắc đến nhiều trên các mạng xã hội, các hội nhóm cộng đồng.
Quan điểm cổ hủ rằng phải “chọn con dâu” và đưa ra “bài kiểm tra” bắt con gái nhà người ta làm để xem có “xứng” với con trai mình không tất nhiên sẽ bị mọi người phản đối, nhưng chuyện này khác với việc một cô gái vui vẻ phụ giúp nhà bạn trai rửa bát – đó là điểm cộng cho thấy sự vui vẻ, hòa đồng, lịch sự của cô ấy khi đến chơi nhà bạn trai.
Các bạn nữ đừng nên lạm dụng hai chữ nữ quyền khi hiểu biết còn nửa vời, chưa thấu đáo. Tới nhà bạn trai hay tới nhà ai làm khách cũng vậy, được phụ giúp nấu nướng, rửa bát sẽ luôn thích hơn, đỡ ngại hơn việc ngồi không một mình. Cùng vừa làm vừa trò chuyện là cách tự nhiên nhất để những người trong buổi gặp gỡ hôm đó kết nối được với nhau.
Đối với văn hóa người Việt, chuyện mời tới nhà dùng cơm không phải là chỉ để ăn cơm, rửa bát. Mời cơm chính là tạo ra những hoạt động mang tính cộng đồng để các thành viên trong buổi đó có cơ hội chuyện trò và gắn kết.
Từ chối xắn tay vào để cùng tạo ra buổi gặp gỡ tốt đẹp, thì cũng chính là bạn đã từ chối cơ hội đến gần hơn với gia đình bạn trai rồi đó.
Theo Dân Trí
Bố lên thăm nhà con gái, chứng kiến cảnh nghẹn lòng
Tôi thoáng lặng người, “cũng giống như mẹ ở nhà”, câu nói ấy làm tôi suy nghĩ.