Ngải cứu giúp bổ máu, đẹp da, tốt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Ảnh: Pinterest
Không giống các dược liệu khác, toàn bộ cây lá ngải cứu có thể dùng làm thuốc. Lá ngải cứu có tính ấm, vị đắng, không độc, có thể xuyên vào kinh mạch và loại bỏ mọi bệnh tật.
1. Bổ máu
Lá ngải cứu không chỉ có tác dụng bổ huyết, làm ấm kinh mạch mà còn nhanh chóng bổ sung năng lượng dương, xua đuổi tà khí trong cơ thể, trẻ hóa cơ thể từ trong ra ngoài. Ngải cứu còn làm ấm tử cung, giảm đau bụng kinh, cải thiện thể trạng yếu, lạnh.
2. Giữ cho làn da trẻ trung
Lá ngải cứu còn được mệnh danh là “kho báu” chống lão hóa. Chất flavonoid trong lá ngải cứu giúp chống oxy hóa hiệu quả, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, trì hoãn quá trình lão hóa tế bào và giữ cho cơ thể trẻ trung, tràn đầy năng lượng.
Ngải cứu còn có thể tăng cường độ đàn hồi của da, giữ cho da ẩm và sáng bóng, đồng thời đạt được tác dụng chống lão hóa từ trong ra ngoài.
3. Ngăn ngừa cảm lạnh
Ngải cứu có đặc tính giảm đau và giảm cảm lạnh. Không chỉ vậy, lá ngải cứu còn có thể tăng cường sức đề kháng của màng nhầy và làm giảm sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Nếu cảm thấy cơ thể hơi lạnh sau khi bật máy điều hòa một thời gian dài, bạn cũng có thể thử dùng lá ngải cứu. Nó không chỉ có tác dụng xua tan cái lạnh mà còn loại bỏ độ ẩm khỏi cơ thể.
4. Thanh lọc không gian sống, giảm mất ngủ
Mùi hương ngải cứu sảng khoái, êm dịu, giúp an thần, ổn định cảm xúc, loại bỏ năng lượng tiêu cực và giảm chứng mất ngủ.
5. Kháng khuẩn và đuổi muỗi
Ngải cứu có thể sử dụng như một loại thuốc chống muỗi không độc hại. Lưu ý: Bệnh nhân bị bệnh ngoài da, người có thân nhiệt nóng và phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ chuyên khoa khi dùng ngải cứu.
Trứng gà lá ngải cứu là món ăn ngon, giúp cải thiện sức khỏe. Ảnh: Vnexpress
Phần bổ sung: Kết hợp lá ngải cứu với ba loại thực phẩm có thể tăng gấp đôi tác dụng bảo vệ sức khỏe
– Trứng luộc lá ngải cứu: Có tác dụng điều hòa tỳ vị, tăng cảm giác thèm ăn, trị tiêu chảy và các bệnh khác ở người già do thận dương (thận nằm bên phải) suy yếu. Bạn chỉ cần bọc trứng bằng lá ngải cứu, cho vào nồi nước rồi đun trên lửa lớn trước khi ăn.
– Pha trà lá ngải cứu: Trà ngải cứu có tính mát và hơi đắng, phù hợp với nhiều thể trạng. Đối với phụ nữ làm nhân viên văn phòng, nó có thể làm ấm kinh mạch và giảm đau bụng kinh.
– Ngâm chân bằng lá ngải cứu: Chuẩn bị ba cây ngải cứu gồm cả thân và lá, cho vào nồi áp suất, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi trên lửa lớn, sau đó đun liu riu trong 15-20 phút. Sau khi nấu xong, lọc bỏ bã ngải cứu và giữ lại lượng nước vừa đủ để ngâm chân. Điều chỉnh nhiệt độ nước theo cảm nhận cá nhân, thường khoảng 40-45 độ C. Thời gian ngâm 15-30 phút, có thể massage lòng bàn chân nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Ngải cứu là loại cây thuốc vừa chữa bệnh vừa là thuốc bổ, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe và giúp xoa dịu những cơn đau.
Theo Hằng Trần (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Nguồn: [Link nguồn]
–30/10/2024 12:01 PM (GMT+7)