Ở tuổi U70, nghệ sĩ Mai Thanh Dung chăm chồng tai biến, bà cũng mắc nhiều bệnh: tim, mắt, parkinson,…
Nghệ sĩ Mai Thanh Dung: Đi một vòng tròn lại trở về với sân khấu và mản ảnh
Nghệ sĩ Mai Thanh Dung sinh năm 1958, tại Sài Gòn, trong một gia đình không có ai làm nghệ thuật. Ngày nhỏ bà học giỏi và mơ ước trở thành luật sư nhưng vì nhiều biến cố mà năm 16 t.uổi, bà đã chuyển qua học thoại kịch tại Trường quốc gia âm nhạc & kịch nghệ Sài Gòn. Bà là nghệ sĩ duy nhất của khóa đào tạo kịch nói 1969-1973 gắn bó với nghề. Cùng khóa cải lương năm ấy có các nghệ sĩ Tài Lương, NSND Thoại Miêu…
Được thỏa sức hóa thân vào các nhân vật khi còn trên ghế nhà trường, nhưng tốt nghiệp rồi cơ hội lại không đến với Mai Thanh Dung. Vì không có mối quan hệ quen biết ở các sân khấu kịch, Mai Thanh Dung gần như không có cơ hội để tỏa sáng, hay ít ra là khẳng định được năng lực diễn xuất của mình. Bà bỏ nghề, chuyển sang học Đại học Luật. Còn đang là sinh viên trường luật thì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau đó, bà cùng sinh viên trường tham gia các hoạt động công tác xã hội, đi quét dọn rác, vệ sinh đường phố… Vào đúng thời điểm tiếp tục hoang mang về con đường phía trước, thì lớp đàn em Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn dựng vở tốt nghiệp: vở kịch Hamlet. Thầy Hà Bay – người thầy từng dạy Mai Thanh Dung – nói với học trò, làm vở này thì phải mời Mai Thanh Dung vào vai hoàng hậu.
“Vì vai đó tôi từng diễn rất tốt. Lúc đó cũng đang rảnh nên tôi nhận lời giúp đàn em hoàn thành vở diễn tốt nghiệp. Không ngờ diễn xong, các thầy thích quá, muốn giữ lại trường. Thầy Hiệu trưởng Tăng Lộc bảo: “Hay con đi học lại biểu diễn”. Tôi nói: “Không, con đã tốt nghiệp rồi, giờ các thầy cho con đi dạy thì con dạy”. Vậy là từ đó, tôi trở thành phụ giảng”, nghệ sĩ Mai Thanh Dung kể.
Bức ảnh về tuổi thanh xuân mà nghệ sĩ Mai Thanh Dung còn lưu giữ lại
Năm 1976, bộ môn kịch nghệ được tách riêng để chuyển thành Trường Nghệ thuật Sân khấu II TP.HCM (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), nghệ sĩ Mai Thanh Dung đã đứng lớp môn tiếng nói sân khấu cho đến khi nghỉ hưu. Vì sớm trở thành người thầy nên bà có rất nhiều học trò, trong đó, có rất nhiều ngôi sao lớn như: NSND Hồng Vân, NSƯT Hữu Châu, nghệ sĩ Trung Dân, Hồng Đào, Minh Nhí,… cùng nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ sau này.
Trong sự nghiệp của bà, như một mối duyên với nghệ thuật, đi một đường vòng theo sắp xếp của số phận, cuối cùng duyên may với nghề đã đến với bà một cách tình cờ như vậy. Từ bục giảng, Mai Thanh Dung mới trở lại sân khấu, tham gia đóng phim điện ảnh, truyền hình. Trong ký ức xốn xang của bà, cô gái ngày xưa thon thả, tóc ngắn, thích mặc áo dài; từng là hoa khôi của trường và là gương mặt nữ chính mà đoàn phim “Địa chỉ để lại” của đạo diễn Mai Lộc lựa chọn, sau khi đã tìm kiếm diễn viên khắp các đoàn nghệ thuật ở Sài Gòn và các tỉnh, thành năm ấy…
Thế nhưng, sau khi sinh con, bà bị bệnh đau cột sống cần phải uống thuốc điều trị. Tác dụng phụ của thuốc khiến bà tăng cân vùn vụt. Vóc dáng thon thả của thời con gái không còn nữa, thay vào đó là một người phụ nữ cân nặng đến 90kg. Vì phát tướng bất ngờ, Mai Thanh Dung trở nên vô cùng tự ti. Hơn một lần từ chối vai diễn mà đồng nghiệp mời và cố gắng thuyết phục bà lên sân khấu.
“Hồi đó, khi dựng vở “Dư luận quần chúng” – vở diễn đầu tiên của sân khấu 5B, anh em đồng nghiệp tìm tôi và nói rằng vai diễn rất phù hợp với tôi. Nhưng bản thân phát tướng như vậy, nên tôi rất ngại xuất hiện trước khán giả. Phải đấu tranh tư tưởng nhiều lắm tôi mới vượt qua được nỗi niềm của chính mình mà trở lại sân khấu”, nghệ sĩ Mai Thanh Dung tâm sự.
Từ đó, Mai Thanh Dung đã gây ấn tượng sâu đậm trong mắt công chúng qua hình ảnh diễn viên ngoại cỡ với tính cách tốt bụng, duyên dáng hoặc hài hước. Vai bà Tư ù trong phim “Đất phương Nam” là một trong những vai diễn “nặng ký” theo cả hai nghĩa đen và bóng trong hành trình diễn xuất của bà. Bên cạnh đó, bà còn rất nhiều vai diễn ấn tượng khác.
Một trong những vai diễn ấn tượng của NS Mai Thanh Dung là vai bà Tư Ù trong “Đất phương Nam”(1997). Thời điểm đó bà đã bị tăng cân mất kiểm soát sau khi phải uống thuốc điều trị bệnh.
NS Mai Thanh Dung tuổi xế chiều: từ trên đầu xuống chân đều bệnh, chồng tai biến
Cuộc đời của nghệ sĩ Mai Thanh Dung trên màn ảnh rất vui vẻ và duyên dáng nhưng đời thực rất thăng trầm. Bà yêu và cưới giảng viên Hà Văn Ngọc Sương, người phụ trách giảng dạy môn lịch sử mỹ thuật tại trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. Cả hai người đều là giảng viên và nghệ sĩ nên không kiếm được nhiều tiền.
Năm 1988 bà và chồng tích cóp được tiền mở một tiệm thuốc tây nhưng đến năm 1997, phải đóng cửa. Lúc đó, bà có hai con nhỏ, lại mất nguồn thu nhập quan trọng nên gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, bà và chồng vẫn nỗ lực nuôi hai con đến trưởng thành, thì cả hai đều ngã bệnh.
Hiện tại, ông Hà Ngọc Sương bị tai biến nặng, nằm bất động. “Mỗi tháng tôi tốn khoảng 4 triệu đồng chi trả cho các loại thuốc men. Chồng tôi cũng bị bệnh tai biến, đi lại khó khăn. Cả hai vợ chồng đều không có tiền lương hưu nên khá vất vả. Thu nhập từ việc đi dạy không đủ để chi trả cuộc sống hằng ngày“, bà từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn 2 năm trước.
“Nhiều người bảo tôi bệnh nên ốm đi, nhưng không phải vậy. Tôi thấy ở tuổi xế chiều, sức khỏe không còn như hồi trẻ. Tôi giảm đến 20 kg nhờ cắt hết tinh bột, gần như không ăn cơm, chỉ ăn thịt và thật nhiều rau“, nữ nghệ sĩ già tâm sự về sức khoẻ tuổi xế chiều.
Cũng với đó, nghệ sĩ Mai Thanh Dung cũng không giấu những căn bệnh khó chữa mà bản thân đang phải đối diện tuổi xế chiều. Bà kể: “Năm 2002, tôi bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ cấp cứu kiểm tra, phát hiện tôi bị mất một động mạch. Bác sĩ gặng hỏi tôi trước đây có từng bị nhồi máu cơ tim lần nào không, tôi nói không. Nhưng rồi nhớ lại vào đêm giao thừa năm 2000, tôi bị lạnh người, vã mồ hôi, choáng váng, khó thở. Bác sĩ nói tôi đã bị nhồi m.áu cơ tim mà không biết, chỉ có điều kỳ diệu gì đó, tôi mới sống được nhưng nó đã hủy mất một động mạch của tôi. Bác sĩ đặt một stent (ống đỡ động mạch – PV) vào tim tôi và căn dặn 5-7 năm sau phải thay. Tôi vì bận rộn và thấy tim không có phản ứng gì nên dùng cái stent đó đến năm 2020, tức là gần 20 năm.
Sức khỏe tôi sa sút, vào viện tim khám lại thì trái tim tôi đã tổn thương nặng nề lắm, phải phẫu thuật chân, lấy stent để đặt vào tim. Nghĩa là phải mổ hở hai vị trí. Tôi bị tiểu đường nhiều năm và sức khỏe giờ đã yếu, không biết có chịu đựng nỗi ca phẫu thuật không.
Hơn 20 năm trước, tôi mổ cột sống, mủ và máu ứ đọng trong vết thương đến 5 tháng mới lành. Bây giờ phẫu thuật đến hai chỗ cùng lúc, tôi e rằng mình không thể vượt qua. Mà không mổ thì tôi vẫn cảm thấy sinh mệnh của mình rất mong manh”.
Trong bài phỏng vấn hồi năm 2020, bà Tư Ù “Đất phương Nam” cũng tiết lộ thêm: “Tôi phát hiện mắc chứng bệnh Parkinson vào đầu năm. Khi ấy, tôi cảm thấy tay chân run rẩy mỗi khi cầm nắm đồ vật nên đã đến bệnh viện kiểm tra. May mắn là tôi phát hiện bệnh sớm nên điều trị có hiệu quả.
Bệnh Parkinson đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của tôi. Từ một người khỏe mạnh, chủ động trong mọi việc, bây giờ tôi gặp khó khăn khi đi lại. Công việc dọn dẹp nhà, nấu nướng đều nhờ hết vào cô em”.
Cế chiều, dù đi lại khó khăn nhưng nghệ sĩ Mai Thanh Dung vui tươi khi từng thế hệ học trò ghé thăm
Nữ nghệ sĩ cũng ngậm ngùi tổng kết bệnh tình xế chiều: “Hồi trước cô cũng nhiều bệnh lắm nhưng còn trẻ nên lướt qua được, giờ lớn tuổi rồi đâu thể lướt qua được. Bệnh tật bây giờ quật cô một cách nghiêm trọng. Cơ thể rệu rã, từ trên đầu xuống dưới chân đều bệnh, chỗ nào cũng có bệnh: cột sống, mắt, tĩnh mạch, tim, tiểu đường… tùm lum hết cả. Thậm chí, từ nhiều năm trước đây, tôi bị bệnh ở một mắt, vào viện khám thì mới biết bị bệnh nặng là tổn thương gai thị mắt. Bệnh này không có thuốc chữa nên cô phải dùng thuốc nhỏ mắt thường xuyên. Ngày nào không nhỏ là sẽ bị mù”.
Đối diện với bệnh tật của cả 2 vợ chồng, theo nữ nghệ sĩ bà không còn đứng lớp giảng dạy nữa. Thế là việc mưu sinh buộc phải trông cậy vào người con trai út là nghệ sĩ lồng tiếng Hà Mai Quang Vinh, cùng con gái đang ở nước ngoài. “
học trò nhiều thế hệ của bà đang vận động cùng nhau làm điều gì đó để tri ân. Nghệ sĩ Trung Dân là một số ít học trò biết bệnh tình của thầy mình, sau đó thông báo cho các học trò cũ của nghệ sĩ Mai Thanh Dung biết. Lần lượt các thế hệ học trò của nữ nghệ sĩ như: danh hài Nhật Cường cùng nghệ sĩ Hoàng Sơn và một số bạn bè lớp kịch K8 (năm 1984) trường Sân khấu 2 tới thăm; nhóm Phi Phụng, Phương Dung,… cũng mới ghé thăm cách đây không lâu.
Nghệ sĩ Mai Thanh Dung nay đã cao tuổi, đi lại khó khăn nhưng vẫn tươi cười niềm nở khi thấy học trò cũ tới thăm.
Nghệ sĩ Mai Thanh Dung – Bà Tư Ù “Đất Phương Nam” lạc quan chia sẻ về việc sống chung với bệnh tật ở tuổi xế chiều
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ba-tu-u-dat-phuong-nam-tuoi-xe-chieu-tu-dau-den-chan-deu-benh-…
Cái bóng quá lớn của Tư Võ Tòng trong “Đất Phương Nam” khiến Lê Quang không còn được khán giả đón nhận ở các phim khác.